Vì sao mở tiệm nail thất bại?

Vì sao mở tiệm nail thất bại là câu hỏi mà bất kể ai đang có dự định bước vào con đường làm chủ sẽ đặt ra khi sắp sửa mở tiệm.

Chủ tiệm nail là ước mơ của nhiều người, hứa hẹn một nguồn thu nhập ổn định và khả năng làm chủ công việc. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng màu hồng. Rất nhiều tiệm nail đã phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động. Vậy đâu là những nguyên nhân, sao mở tiệm nail thất bại?.

Trong một nghiên cứu được công bố chưa chính thức, hơn 80% những người học nghề nail xong mà mở tiệm nail sẽ thất bại. Một là sẽ dẹp tiệm trong 3 – 6 tháng sau khi mở. Hai là may mắn hơn, nhưng cũng chỉ cầm cự được hơn 1 năm, nhưng tiệm nail rất dễ trở thành tiệm nail “ma”, tức là không có khách tới làm.

Có những tiệm duy trì theo kiểu có tháng làm thì lời, qua tháng sau thì lỗ, rồi liên tục gặp trục trặc này đến trục trặc khác, làm cho người chủ bị giam cầm tuổi xuân trong cái tiệm đó.

Tâm lý của những người mở tiệm nail lần đầu thường sẽ là nếu dẹp tiệm thì tiếc, dẹp tiệm thì xấu hổ, dẹp tiệp sợ người này người kia nói, dị nghị. Họ sợ cảm giác thất bại, sợ anh em bạn bè hỏi sao thấy mở tiệm hoành tráng giờ lại dẹp rồi. Và nếu không vượt qua được tâm lý đó, cứ ôm tiệm để “gồng”, đó là nỗi khổ.

Vì sao mở tiệm nail thất bại?

Vì sao mở tiệm nail thất bại trong khi đó cũng có nhiều người lại thành công, thành quả đó dựa trên nhiều yếu tố, nhưng về cơ bản, người chủ đó phải hội đủ các kỹ năng:

Thứ nhất: Mở tiệm là phải có tay nghề.

Tay nghề tốt, thì mới có thể đưa tiệm của mình phát triển lâu dài.

Vì sao mở tiệm nail thất bại?
Một tiệm nails tleenaisroom.com được mở ra bằng những cảm kết tất cả các dịch vụ mà chị em thụ hưởng đều được tạo nên bằng tâm huyết, tỉ mỉ, chỉnh chu từ đội ngũ của TLEE.

Thứ 2: Vốn.

Suy nghĩ khi học nail là chi phí ít, đồ nails cũng rẻ, đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta cần biết trong nail sẽ có hàng chợ và hàng hiệu, còn mẫu mã mới thì thay đổi mỗi ngày, muốn làm được các mẫu mới, hottrend thì cũng phải mua đồ thì mới ra được y như mẫu muốn làm. Chi phí mở tiệm nail không chỉ bao gồm mặt bằng, trang thiết bị, mà còn cả chi phí duy trì hoạt động, marketing, trả lương nhân viên, v.v. Việc dự trù đủ vốn sẽ giúp duy trì tiệm để xoay vòng vốn.

Thứ 3: Kinh nghiệm.

Trong kinh nghiệm thì có rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm quản lý thợ, đào tạo học viên, kinh nghiệm giữ chân, chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm về marketing quảng cáo cho tiệm của mình. Kinh nghiệm để xử lý tất cả các tình huống liên quan đến khách và thợ trong tiệm của mình. Những thứ này nếu không đủ, hoặc chưa đủ thì rất dễ mở tiệm nail thất bại.

Kinh nghiệm của nhiều chủ tiệm nail sẽ là học nghề xong không vội mở ngay tiệm để làm chủ. Họ đi làm thuê học hỏi kinh nghiệm, chịu khó thức khuya dậy sớm học hỏi, quan sát, tập nhẫn nhịn khi bị khách chê mình làm xấu, thậm chí cả bị khách chửi nữa…

Kết luận

Mở tiệm nail là một hành trình đầy thử thách, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý và khả năng thích ứng với thị trường. Hiểu rõ những nguyên nhân, vì sao mở tiệm nail thất bại và có giải pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công trong lĩnh vực này.

Thuỷ Lê (t/h)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *